Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất và Nhi Đồng 1 vừa phối hợp kịp thời cứu sống bé 5 tuổi trong tình trạng nguy kịch do bị cọc nhọn đâm xuyên thủng tim, phổi.
Theo đó, bé trai H.V.N.M. đang chơi trong nhà lúc chiều tối thì bất ngờ bị rơi xuống. Hàng rào sắt nhà đâm thấu ngực bé từ sau ra trước.
Người nhà tức tốc đưa bé vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu trong tình trạng da niêm nhợt nhạt, mạch khó bắt, huyết áp khó đo, có lúc ngưng tim.
Do tình trạng nguy kịch, ngay sau khi tiếp nhận và xử trí cấp cứu, BV Thống Nhất khởi phát báo động đỏ liên viện đến bệnh viện Nhi Đồng 1.
Sau khi nhận được tín hiệu báo động đỏ, BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 đã có mặt tại phòng mổ bệnh viện Thống Nhất sau 10 phút.
Ngay lập tức bé được phẫu thuật cấp cứu khâu vết thương thủng tim (nhĩ phải), khâu vết thương thủng thùy dưới phổi phải, dẫn lưu màng phổi 2 bên và hồi sức tích cực trong lúc mổ.
Sau mổ, mạch bắt được, huyết áp 10/6 cmHg, bé được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 ngay trong đêm để tiếp tục điều trị.
Tại BV Nhi Đồng 1, bé được kiểm tra lại, siêu âm tim có khối máu tụ trong trung thất chèn ép tim, làm hạn chế khảo sát cấu trúc tim và được hồi sức tích cực.
Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn toàn viện và quyết định phẫu thuật cấp cứu lần hai với mục đích thám sát, lấy máu tụ và đánh giá tổn thương tim.
Sau mổ, mạch, huyết áp bé ổn định lại và đang được các bác sĩ Nhi Đồng 1 hồi sức. Hiện tình trạng bé đã ổn định, giai đoạn nguy kịch đã qua, hy vọng sẽ hồi phục tốt trong thời gian tới.
Được biết đây là trường hợp cấp cứu người bệnh vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch nhưng không thuộc chuyên khoa của Bệnh viện Thống Nhất.
Trước đó một ca là sản phụ bị băng huyết nặng; nhưng cả 2 trường hợp đều được hỗ trợ kịp thời và can thiệp điều trị tại chỗ của các bệnh viện chuyên khoa Sản và Nhi của TP.HCM bằng “Quy trình báo động đỏ liên viện”.
Nhìn chàng trai này, bạn sẽ thấy cuộc đời rất đáng sống
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn TƯ, đợt mưa này sẽ bắt đầu từ 30/10 - 4/11. Mưa vừa, mưa to sẽ trải dài từ Nghệ An đến Bình Thuận, nguy cơ có thể xuất hiện một đợt lũ.
Cùng khoảng thời gian này, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa. Nhiệt độ thấp nhất toàn vùng sẽ đồng loạt giảm xuống mức dưới 20 độ, vùng núi có thể giảm sát về 11-13 độ C.
Trước khi đón khí lạnh, hôm nay thời tiết toàn miền Bắc tiếp tục có nắng mạnh, tăng nhiệt nhẹ 1-2 độ so với ngày hôm qua lên mức 31-34 độ C. Trưa chiều có cảm giác nắng nóng.
Ban đêm ở khu Đông Bắc Bộ hạ xuống còn 23-26 độ C, tại Tây Bắc Bộ ở mức 21-24 độ C.
Vào đến miền Trung, nhiệt độ thậm chí còn dễ chịu hơn miền Bắc. Khu Bắc Trung Bộ nền nhiệt phổ biến ban ngày ở mức 30-33 độ C, khu vực các tỉnh từ Đà Nẵng – Bình Thuận ở mức 29-32 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mưa đã giảm nhanh cả về diện và lượng, chiều tối chỉ còn mưa rải rác vài nơi.
Nhiệt độ cao nhất tại Tây Nguyên ở mức 28-31 độ C, thấp nhất ở mức 20 – 23 độ C. Tai Nam Bộ, cao nhất từ 31 – 34 độ C, thấp nhất từ 24 – 27 độ C.
Ngôi nhà "bé như mắt muỗi" ngay giữa Hà Nội: Rộng 4m2, có 5 người sinh sống
Ông Ngô Văn Khánh, phó tổng Thanh tra Chính phủ, trả lời tại cuộc họp báo ngày 27-10 - Ảnh: T.HOÀNG
Xác nhận với Tuổi Trẻ thông tin trên, tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức ngày 27-10, ông Ngô Văn Khánh - phó tổng TTCP - cho biết theo yêu cầu, TTCP đã có báo cáo đầy đủ gửi đoàn thanh tra; việc kiểm tra, kết quả thanh tra như thế nào chưa được công bố.
Thừa cấp phó
Theo quy định của nghị định 178, “số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ không quá ba người”. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, tại nhiều cục của TTCP có số lượng cấp phó vượt quá quy định.
Cụ thể tại Cục III đang có số lượng cán bộ cấp phó là sáu người, gấp đôi so với quy định; Cục Chống tham nhũng có bốn cán bộ cấp phó; Cục I và Cục II có bốn cán bộ cấp phó; Ban tiếp công dân cũng có bốn cán bộ giữ chức vụ phó trưởng ban...
Trong chỉ đạo của Ban Bí thư về kết quả kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 với Ban cán sự Đảng TTCP có nêu rõ trong công tác cán bộ cần thực hiện điều chuyển cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu.
Tuy nhiên, trong thời gian sáu tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra, trong đó nhiều cán bộ cấp phòng, cấp vụ được bổ nhiệm mới mà không thực hiện điều chuyển từ “nơi thừa sang nơi thiếu”.
Trả lời về việc bổ nhiệm cán bộ như trên có trái với kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 và nghị định của Chính phủ hay không, ông Hoàng Hưng - phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TTCP - cho biết công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện bình thường, số lượng 35 cán bộ được ông Tranh bổ nhiệm trước khi về hưu nằm trong số biên chế được cơ quan nhà nước giao.
Theo ông Hưng, việc các cục trong TTCP đang thừa cán bộ cấp phó đã tồn tại từ nhiệm kỳ trước. “Thời điểm này chúng tôi đang khắc phục, đến nay còn bốn cục đang thừa cấp phó, trong quá trình sắp xếp bố trí cán bộ sẽ được điều chuyển và sắp tới cũng có một số lãnh đạo cục nghỉ hưu” - ông Hưng nói.
Về lý do không thực hiện điều chuyển cán bộ “từ nơi thừa sang nơi thiếu”, ông Hưng giải thích: “Chúng tôi khẳng định những đơn vị thừa không bổ nhiệm thêm.
TTCP cũng thực hiện nghiêm túc sau kiểm điểm nghị quyết trung ương 4, có những quy định như thế nhưng trong quá trình sắp xếp bố trí điều động bổ nhiệm, có nhiều cách sắp xếp, điều động thì phải chọn người phù hợp nhiệm vụ chuyên môn, không thể để cục phó cục chống tham nhũng sang làm tạp chí được”.
Bổ nhiệm vụ phó “phụ trách” vụ trưởng
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, thời điểm trước khi ông Huỳnh Phong Tranh nghỉ hưu đã có một số quyết định bổ nhiệm cán bộ bất hợp lý gây bức xúc.
Đầu tháng 3-2016, ông Tranh ký quyết định số 518 bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Mẫn, phó vụ trưởng Vụ III, phụ trách vụ này.
Tại thời điểm đó, ông Ngô Văn Cao vẫn đang là vụ trưởng Vụ III, chưa có quyết định nghỉ hưu, đến tháng 6-2016 ông Cao mới nghỉ hưu. Do đó tại Vụ III đã tồn tại câu chuyện vụ phó “phụ trách” vụ trưởng trong ba tháng.
Giải thích về việc này, ông Hưng cho biết thời điểm trước khi nghỉ hưu, ông Cao có đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh. Vì vậy, Ban cán sự Đảng TTCP phải bố trí người điều hành đơn vị và cũng thuận lợi cho bàn giao công việc sau này.
Tuy nhiên, theo tài liệu mà Tuổi Trẻ có được, thời điểm trước khi nghỉ hưu, ông Cao vẫn đi làm và điều hành công việc của Vụ III.
Theo thông báo số 73 do ông Cao ký ngày 20-5-2016 thể hiện rõ ông đang điều hành công việc bình thường, do đi công tác nên ủy quyền cho ông Nguyễn Hữu Nhường - phó vụ trưởng Vụ III - điều hành, giải quyết công việc của vụ.
Vẫn bổ nhiệm cấp phòng trong vụ
Theo nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, tiếp đó là quyết định 2218 của Thủ tướng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đều quy định rất rõ về việc “bỏ cấp phòng trong vụ của tổng cục và tương đương”.
Tuy nhiên, tại thời điểm trước khi về hưu, nguyên tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, lãnh đạo cấp phòng trong vụ.
Cụ thể, TTCP bổ nhiệm một trưởng phòng và ba phó phòng trong Vụ Tổ chức cán bộ, một trưởng phòng và một phó phòng trong Cục II, một trưởng phòng và một phó phòng trong Vụ Pháp chế...
Trả lời về việc bổ nhiệm như vậy có đúng quy định hay không, ông Hưng nói: “Thông tin thì nhà báo nắm được rồi, trong câu hỏi nhà báo cũng nắm được rồi”.
Liên tục nhiều ngày qua, người dân lẫn du khách đến tham quan xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) tỏ ra thích thú khi liên tục nhìn thấy nhiều cá thể rùa quý hiếm bơi tung tăng ở vùng biển địa phương.
Hai ngày trước, cá thể rùa dài 1 m, nặng hơn 80 kg đã bò lên khu vực bãi biển Mũi Cồn ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) tìm nơi đẻ trứng.
Ngư dân thường gọi cá thể rùa biển này thuộc loài rùa xanh quý hiếm, tên khoa học Chelonia mydas.
Ông Nguyễn Văn Minh, Tổ trưởng nhóm tình nguyện bảo vệ rùa biển xã Nhơn Hải, cho biết, thông thường mỗi khi chuyển trời hoặc mưa giông, rùa bò lên bãi đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 8 AL nhưng đến nay loài này vẫn còn đẻ trứng là trái mùa.
Khác với nhiều làng chài ven biển, đảo cả nước, ngư dân nơi đây nhìn thấy rùa quý hiếm như "cơm bữa". Đầu tháng 9 vừa qua, một cá thể rùa nặng khoảng 70 kg bò lên bãi cát của địa phương đẻ trứng.
Ông Minh kể, rùa biển bò lên bãi đẻ thường chọn nơi vắng vẻ, thông thường đào khoảng 3 hố cát rồi chọn một nơi để đẻ trứng. Sau đó, rùa mẹ lấp cát ngụy trang cả ba hố nhằm tránh hiểm nguy cho tổ trứng rồi quay trở về biển.
Từ lâu ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn), người dân đã tín ngưỡng loài rùa biển là con vật "linh thiêng"- một trong bốn linh vật long, lân, quy (rùa), phụng.
Từ đầu năm 2011 đến nay, Chi cục khai thác và bảo vệ thủy sản Bình Định triển khai chương trình bảo tồn rùa biển dựa vào cộng đồng tại địa phương càng phát huy hiệu quả tích cực.
"Đường dây nóng đặc biệt"... bảo tồn rùa
Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, tình nguyện viên bảo vệ rùa biển xã Nhơn Hải, cho hay 10 năm trước, rùa lên bãi cát đẻ trứng nhiều vô kể, một số người dân địa phương đào cát nhặt trứng mang ra chợ bán nhưng những năm gần đây thì tình trạng này không còn nữa.
Nhiều năm qua, số điện thoại cá nhân của các tình nguyện viên trở thành "đường dây nóng đặc biệt" nhận cuộc gọi báo tin của người dân địa phương bất kể ngày đêm để cùng bảo vệ loài rùa biển.
Điển hình như trường hợp anh Hồ Văn Lai đánh bắt thủy sản phát hiện cá thể đồi mồi nặng hơn 50 kg mắc lưới hay chị Kiều đang phơi cá ven bờ phát hiện rùa bò lên bãi... là cấp tốc gọi điện báo tin ngay cho các tình nguyện viên có mặt cứu hộ kịp thời, thả lại về biển", Sáng thổ lộ.
Giờ đây, ngư dân làng chài Nhơn Hải mỗi khi gặp rùa biển ngoi lên mặt nước là thả vài con cá nhỏ làm thức ăn cho chúng. Thỉnh thoảng họ cùng nhau tôn tạo bãi cát dọc ven biển nhằm tạo không gian thông thoáng cho rùa bò lên bờ đẻ trứng.
Thống kê sơ bộ của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trung bình mỗi năm, loài rùa biển quý hiếm bò lên bãi ven biển địa phương đẻ từ 9 đến 10 ổ (mỗi ổ từ 60 đến 120 trứng, tỷ lệ nở con đạt rất cao).
Vùng biển xã Nhơn Hải được thiên nhiên ưu đãi nhiều rạn san hô, các loại rong, rêu..trở thành nguồn thức ăn phong phú tạo môi trường thuận lợi cho các loài rùa biển sinh sản, phát triển tốt.
Trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Đức Tình, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, rùa biển là loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Do vậy địa phương đã lập tổ bảo tồn rùa biển với 6 tình nguyện viên thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát rùa biển lên bãi đẻ trứng.
Vị chủ tịch xã, cho biết thêm địa phương còn huy động đoàn viên, thanh niên lập mạng lưới cơ sở tại các thôn trên địa bàn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền trong nhiều cuộc họp khác nhau kêu gọi người dân cùng chung tay bảo tồn loài rùa biển quý hiếm.
Nhờ vậy, giờ đây du khách trong nước và quốc tế đến tham quan vùng biển Nhơn Hải có thể lặn ngắm nhiều cá thể rùa biển bơi tung tăng giữa những rạn san hô tuyệt đẹp hiếm nơi nào có được.
Lập đề án bảo tồn thủy sản ở vịnh Quy Nhơn
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu vừa ký duyệt đề án lập khu bảo tồn biển khu vực vịnh Quy Nhơn do cộng đồng địa phương quản lý.
Theo đó, khu bảo tồn vịnh Quy Nhơn do cộng đồng quản lý với gần 36.360 ha bao gồm vùng nước ven biển thuộc các xã: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và phường Gềnh Ráng (TP Quy Nhơn).
Mục tiêu của đề án này là nhằm bảo vệ môi trường sống quan trọng cho các loài thủy sản; phục hồi giống, loài thủy sản quan trọng có giá trị kinh tế; loại bỏ việc đánh bắt bất hợp pháp hoặc đánh bắt hủy diệt trong vùng...
Đây là giải pháp tạo nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng về du lịch sinh thái biển; giảm áp lực khai thác ven bờ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, giữ gìn hệ sinh thái biển.
Thời gian qua, dư luận xôn xao việc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Hải Dương bổ nhiệm ồ ạt nhiều chức vụ lãnh đạo quản lý.
Trong số 46 biên chế của sở thì có tới 44 người giữ chức vụ từ phó phòng trở lên và tuyển dụng nhiều biên chế không đúng chức năng làm việc.
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Doãn Quang - Giám đốc Sở LĐ,TB&XH xác nhận thông tin trên và cho biết: "Toàn bộ công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý này là do người tiền nhiệm thực hiện, chứ không phải tôi, vì tôi mới về nhận nhiệm vụ và chưa tuyển dụng hay bổ nhiệm một ai".
Theo tìm hiểu của PV, ngày 15/2/2016, ông Lưu Văn Bản - nguyên Giám đốc Sở Lao động TB&XH Hải Dương được Tỉnh uỷ điều động giữ chức vụ Bí thư thị ủy Chí Linh (khóa 22, nhiệm kỳ 2015 – 2020). Đến tháng 3/2016, ông Vũ Doãn Quang được Tỉnh uỷ luân chuyển từ Sở Công thương sang làm Giám đốc sở này.
Trong báo cáo Sở LĐ,TB&XH ngày 20/10/2016, được biết hiện tại sở có 77 cán bộ, công chức, người lao động. Trong đó có 46 công chức, 9 hợp đồng lao động theo Nghị định 68 và 22 lao động hợp đồng.
Riêng 46 công chức được biên chế tại sở, có 44 người lãnh đạo, quản lý, gồm: 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc, 9 trưởng phòng và 31 phó trưởng phòng.
Lý giải về vấn đề này, lãnh đạo Sở LĐ,TB&XH Hải Dương cho biết, do sở quản lý nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt những năm gần đây số lượng doanh nghiệp, người lao động và người hưởng thụ chế độ chính sách tăng.
Bên cạnh đó, sở muốn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Cho nên, lãnh đạo và BCH Đảng bộ sở thống nhất bổ sung lực lượng cán bộ quản lý tại các phòng chuyên môn.
"Tất cả sự bổ nhiệm cán bộ này là đúng quy trình, xuất phát từ yêu cầu của công việc, không vì mục đích cá nhân và không nhiều so với tổng biên chế 80 người tại sở (theo quy định, sở còn thiếu 3 biên chế).
Nếu bổ nhiệm sai tôi sẽ chịu trách nhiệm", ông Lưu Văn Bản cho biết.
Về trường hợp bà Vũ Thị Thu Hà (SN 1984) được bổ nhiệm Phó Chánh thanh tra sở sau 3 tháng. Sở này cho hay, khi tốt nghiệp ngành Luật, Đại học Đà Lạt năm 2006, bà Hà xin vào sở làm việc thuộc chế độ hợp đồng lao động từ tháng 5/2010 - 12/2013.
Từ tháng 1/2014 - 7/2015, bà Hà là viên chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và được biệt phái về làm việc tại Thanh tra sở.
Ngày 1/8/2015, UBND tỉnh tiếp nhận bà Hà không qua thi tuyển viên chức và được bố trí làm việc tại Thanh tra Sở LĐ,TB&XH. Sau đó, được bổ nhiệm Phó trưởng Thanh tra sở này vào ngày 1/12/2015.
Đối với việc xét tuyển 33 viên chức tại Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội (thuộc Sở LĐ,TB&XH) năm 2016. Trong quá trình tuyển dụng có nhiều đơn thư tố cáo một số ngành nghề được tuyển như: Việt Nam học, sư phạm ngữ văn, cơ khí chế tạo vận hành máy... là không phù hợp với nhiệm vụ của trung tâm. Tuy nhiên, vấn đề này được lãnh đạo Sở khẳng định, không trái với quy định tuyển dụng.
Tỉnh uỷ Hải Dương ra văn bản tiến hành rà soát số lượng cấp phó ở các ban, ngành và địa phương. Ảnh: Đ.Tuỳ
Ông Phạm Văn Tỏ - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương cho hay, khi còn đương chức và chuẩn bị chuyển công tác, ông Bản đã ký quyết định cho 40 người giữ chức phó phòng trở lên.
Vì theo quy định, Giám đốc Sở có quyền ký các quyết định bổ nhiệm cán bộ của sở mình.
Còn ông Nguyễn Dương Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho rằng, việc Sở LĐ,TB&XH có 44 lãnh đạo từ cấp phòng “là chuyện rất lớn”.
Tuy nhiên, việc này thuộc trách nhiệm của sở và không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
"Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hôm 27/10, Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra công vụ tại sở về việc bổ nhiệm, đề bạt công chức tràn lan và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/11. Kết quả như thế nào, chúng tôi sẽ thông tin cho báo chí", ông Quang cho PV biết.
Ngay sau khi báo Trí Thức Trẻ nêu về việc Vinastas gỡ các thông tin liên quan đến khảo sát nước mắm, đến khoảng gần 12 giờ trưa 28/10, trên trang website của Hội đã xuất hiện trở lại hai bài trên.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng 28/10, trên trang website chính thức của mình, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã gỡ toàn bộ các thông tin liên quan đến việc khảo sát "nước mắm nhiễm arsen".
Cụ thể, hai bài viết "Vinastas khảo sát nước mắm trên toàn quốc" và "Một số thông tin liên quan đến chương trình khảo sát nước mắm" không còn truy cập được.
Được biết, trong bài viết "Vinastas khảo sát nước mắm trên toàn quốc" đã nêu rõ mục đích của đợt khảo sát, đồng thời, cho biết, đã tiến hành lấy mẫu khảo sát nội dung ghi nhãn và các nhóm chỉ tiêu hóa học về thành phần cấu tạo, an toàn thực phẩm của nước mắm.
Còn trong bài viết "Một số thông tin liên quan đến chương trình khảo sát nước mắm", Vinastas đã đưa ra một số giải thích thêm về việc khảo sát của mình. Đồng thời, còn đăng tải kèm theo bài một số tài liệu, báo cáo liên quan đến chương trình khảo sát.
Một đại diện của Vinatas đề nghị giấu tên khi được hỏi vào sáng 28/10, đã xác nhận việc gỡ các bài viết có liên quan đến chương trình khảo sát nước mắm nhưng không bình luận, cung cấp gì thêm.
Gần 12h ngày 28/10, Vinatas đã đăng lại 2 bài viết nhưng nội dung trong hai bài viết này đã có một số thay đổi.
Cụ thể, trong bài viết "Vinastas khảo sát nước mắm trên toàn quốc" mới được đăng tải đã bỏ đi việc phối hợp với Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam công bố thông tin chất lượng nước mắm, thời gian, địa điểm công bố cũng như tên một số cơ quan mà Vinastas nêu dự kiến tham gia.
Trước đó, bài viết về việc nhiều mẫu nước mắm trên thị trường không đạt chuẩn trên website của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã bị gỡ xuống vào ngày 21/10.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các bài viết nói trên đã được một số diễn đàn mạng xã hội dẫn và chụp ảnh lại.
Được biết, chiều 17/10, Vinastas đã công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Theo cơ quan này, có đến 101/150 mẫu nước mắm được kiểm định chất lượng có hàm lượng Asen (thạch tín) "vượt ngưỡng cho phép".
Đến ngày 22/10, Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra 247 mẫu nước mắm lấy tại 5 tỉnh thành, hoàn toàn không có arsen vô cơ (thạch tín) vượt ngưỡng.
Việc Vinastas công bố thông tin "mập mờ" đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nước mắm truyền thống.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo yêu cầu xem xét việc Vinastas công bố thông tin nước mắm và Bộ Công thương đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra.
Trong một diễn biến mới nhất, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã có cho biết, có thể xem xét tạm đình chỉ Vinastas để phục vụ cho việc kiểm tra, xem xét đối với việc công bố thông tin nước mắm.
Chánh án TANDTC: "Bồi thường oan sai, kiểu gì cũng bị lên án"
Sở Xây dựng cũng đề nghị nghiêm khắc kiểm điểm các tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót. Giám đốc Sở Xây dựng cũng đã có đề nghị lên UBND TP Hà Nội không cho phép nhà thầu trồng cây xanh trên tuyến này là Công ty Cây xanh Nam Điền tham gia thêm bất kỳ dự án trồng cây xanh nào trên địa bàn Hà Nội.
Đây là kết quả sau khi có thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh hiện tượng “cây mới trồng chết khô hàng loạt trên đường Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm”.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, có tổng cộng 79 cây bị chết trên tổng số 520 cây trên tuyến đường này.
Ngoài ra, có 8 cây chết ngọn; 7 cây còi cọc, chậm phát triển. Số cây sống phát triển bình thường là 426 cây/520 cây.
Tại buổi kiểm tra, đại diện Ban QLDA Thăng Long đã cam kết đôn đốc nhà thầu thu hồi toàn bộ các cây đã chết trước ngày 29-10-2016 để trồng thay thế.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục yêu cầu, chủ đầu tư phải thực hiện việc thu hồi cây đã chết và trồng cây mới trong thời gian sớm nhất có thể, không đợi đến ngày 29-10.
Lấy mẫu nước điều tra nguyên nhân 400kg cá chết tại hồ Linh Đàm
Nói về bí quyết sống khỏe cụ Phương chỉ cười xòa: "Lộc trời cho ấy mà. Tôi ăn uống điều độ, đặc biệt là nhiều năm nay tôi chỉ có ăn đồ nếp. Còn đôi bàn chân thì có lẽ tôi được lộn lại gen của cha ông ngày xưa".
Cả đời không đi dép
Hiện cụ Nguyễn Đình Phương sống với người con gái út, đơn giản vì các con lớn cũng đã chòm chèm 80 tuổi, khó lòng chăm sóc chu đáo được cho cụ.
Trò chuyện với cụ Phương khiến chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cụ vẫn nói năng minh mẫn, tinh tường và thần sắc rất tốt, cụ có thể nói vanh vách các câu chuyện thời sự trong nước và quốc tế vừa diễn ra.
Cụ cười nói: "Tôi chỉ nhớ được tên của các con, các cháu thôi, chứ chắt, chút thì khó lắm. Một lúc cũng không thể nào tính được chuẩn có bao nhiêu cháu chắt. Tính sơ sơ chắc cũng đến cả trăm người rồi".
Quả đúng với những gì cụ Phương nói, như ông Nguyễn Đình Ngạc (82 tuổi), con trai cả của cụ cũng có tới 11 chắt.
Cụ Phương ngồi trên giường, mặc áo dài lụa thêu dệt cầu kỳ như người ngày xưa. Con cháu thường xuyên qua lại, thăm nom.
Ở tỉnh Bắc Ninh có 2 cụ cùng bước sang tuổi 105, tuy nhiên cụ bà vừa mất nên cụ Phương là người sống thọ nhất tỉnh. Trước đây cụ sinh được cả thảy 10 người con, nhưng do hoàn cảnh có tới 4 người chết trẻ.
Hỏi về đôi bàn chân Giao Chỉ, cụ Phương kéo chăn mỏng cho chúng tôi mục sở thị. Đôi bàn chân khổng lồ, với hai ngón cái tõe ra mang đặc trưng của bàn chân người Giao Chỉ.
Ông Nguyễn Đình Ngạc vừa bóp đôi bàn chân khổng lồ của bố vừa nói: "Cũng vì đôi bàn chân này mà cả đời bố tôi chẳng có được một đôi dép tử tế.
Thời còn trẻ, quanh năm ông đi chân đất. Đôi dép cỡ to nhất Việt Nam cũng không ôm nổi bàn chân của bố tôi. Đôi khi cần lịch sự cũng thửa 1 đôi cỡ lớn nhưng vẫn phải đục lỗ để cho ngón chân thò ta ngoài".
Dứt lời, ông Ngạc lôi từ gầm giường cho chúng tôi xem đôi dép khủng của bố mình. Đúng là mặt trong của dép đục một cái lỗ to để ngón chân cái cụ thò ra theo góc vuông.
Qua tìm hiểu, đôi bàn chân Giao Chỉ có lẽ là do di truyền từ nhiều đời trước. Ông Ngạc kể lại: "Trong gia đình tôi, các đời trước xuất hiện khá nhiều người có bàn chân Giao Chỉ.
Những người có bàn chân khổng lồ mà tôi tận mắt thấy là cụ ngoại của tôi, tức là bà ngoại của bố tôi. Người tiếp theo là bác ruột của tôi, tức là anh trai của bố tôi.
Rồi em gái ruột của bố tôi là cụ Hả, bác ruột của bố tôi là cụ Thuận. Người ít tuổi nhất là em vợ của cụ Phương, cũng có bàn chân Giao Chỉ.
Thế nhưng đến đời con, cháu các cụ đều rất đông đúc, lên tới cả mấy trăm người, nhưng tuyệt nhiên không thấy ai có bàn chân Giao Chỉ nữa".
Điều đặc biệt, những người có bàn chân Giao Chỉ trong họ đều khỏe mạnh, sống thọ. Như cụ Nguyễn Đình Thuận nổi tiếng một thời ở làng với sức lực được ví như con trâu mộng.
Một mình cụ dùng xe cải tiến 2 bánh kéo chiếc tủ lớn, nặng cả tạ, đi mãi từ cầu Long Biên về nhà, quãng đường gồ ghề lên tới hơn 50km.
Còn cụ Phương đã bước sang tuổi 105 nhưng tuyệt nhiên chẳng bao giờ ốm đau, không dùng nửa viên thuốc, duy chỉ 1 lần đi viện đã cách đây nửa thế kỷ do ngã gãy chân.
Về sức khỏe của cụ Phương cũng đã trở thành huyền thoại ở quanh vùng.
Ngoài làm ruộng nhanh, khỏe gấp vài người khác cụ còn đi buôn bán khắp nơi. Cứ đôi chân đất gánh gạo, đỗ từ nhà về tận Quế Võ bán, rồi lại gánh về. Cứ thế quanh năm ngày tháng, cụ gánh nửa tạ trên vai đi dọc bờ đê.
Đoạn đường lên tới 25km, cả đi cả về lên tới 50km nhưng cụ chỉ đi trong ngày.
Ông Ngạc kể lại: "Năm ngoái cụ nghe con cháu đọc câu: Sống làm trai Bát Tràng/ Chết làm thành hoàng làng Kiêu Kỵ.
Thế là cụ đòi con cháu đưa đi Bát Tràng và Kiêu Kỵ cho bằng được. Đưa đến nơi cụ chỉ phăm phăm đi bộ, thăm thú đình làng, miếu mạo ở hai nơi này cũng mất mấy ngày".
Quanh năm ăn đồ nếp
Nhiều người nói cụ Phương có đôi bàn chân cổ nên sở thích ăn uống cũng cổ xưa. Mấy chục năm nay cụ ông Giao Chỉ này chỉ ăn đồ nếp.
Con cháu biết sở trường của cụ nên hàng ngày nấu xôi, cho vào khuôn, dùng chày giã nén lại cho cứng queo. Đến bữa cụ Phương lấy con dao sắc, xắt thành từng miếng nhỏ chấm mắm hoặc ăn kèm với chuối chín.
Đặc biệt nữa, cụ Phương chỉ thích uống nước sôi, dù trời nóng hay lạnh. Nước đang sôi sùng sục, rót ra cốc cụ uống được luôn. Nếu nước chỉ hơi nguội là phải đi đun lại cho thật nóng để uống.
Cụ Phương cười: "Cũng chẳng hiểu vì sao nữa, nước nguội tôi không thích uống. Mà uống nước sôi mới thấy ngon miệng. Từ nhỏ tới giờ tôi đã uống nước sôi rồi có làm sao đâu. Chắc cả đời tôi chẳng uống một cốc nước mát nào".
Khi chúng tôi đến nhà cũng là giờ ăn trưa của cụ Phương. Chúng tôi rất bất ngờ vì cụ vẫn có thể đánh vèo hết bát bánh chưng đầy có ngọn được xắt miếng.
Ông Ngạc cười nói: "Mấy hôm nay cụ mọc thêm 3 cái răng khôn, đau nhức mất mấy ngày nên không ăn được nhiều.
Nếu bình thường cụ phải đánh được 2 bát như vậy. Cụ bây giờ ăn còn khỏe hơn cả con cháu ấy chứ. Dù ăn đồ nếp nhưng món khoái khẩu của cụ vẫn là xôi nén".
Mặc dù vậy, làm xôi nén để vừa miệng cụ Phương không phải đơn giản. Theo lời bà Nguyễn Thị Nghệ (77 tuổi, con gái út cụ Phương), người trực tiếp chăm sóc cụ Phương thì làm xôi nén rất cầu kỳ và tỉ mẩn.
Bà Nghệ nói: "Nguyên liệu để làm xôi nén rất đơn giản. Chỉ cần có gạo nếp ngon, ngâm qua một đêm, vo sạch, xóc chút muối trắng, đem đồ thành xôi là đã sẵn sàng để làm ra món xôi nén thơm ngon.
Điều quan trọng nhất là phải chọn được gạo nếp ngon, xôi đồ sẽ dẻo và thơm.
Cụ bảo thích ăn xôi nén vì nó giống với món oản ở ngoài chùa. Ngày xưa còn bé cụ ao ước được ăn thứ đó nên bây giờ ăn thoải mái không biết chán là gì".
Bà Nghệ nói thêm: "Ăn xôi nén, cụ nhà tôi đặc biệt phải ăn với nước trà nóng. Mà nước trà đó nhất thiết phải cho thêm chút đường".
Để có tuổi thọ như vậy, cụ Phương không chỉ có bí quyết ăn đồ nếp, mà cụ còn thường xuyên tập thể dục. Mặc dù không ra ngoài thường xuyên nhưng hằng ngày cụ vẫn tự tập thể dục trên giường.
Cụ có phương pháp tập khá đặc biệt, nằm sấp xuống giường sau đó tự bật dậy, cứ như vậy 50 đến 100 cái tùy theo sức khỏe.
Để nhớ mỗi lần lên xuống được 10 cái, cụ lại tự bỏ một chiếc vòng nịt làm dấu. Có ngày khỏe cụ còn tập được 200 cái liên tục.
"Nhìn thấy cụ tập luyện như vậy chúng tôi cũng làm theo, nhưng quả thực ít người theo được cụ. Chính vì chịu khó tập luyện hàng ngày mà đã 105 tuổi cụ Phương vẫn có thể tự lo được cho mình.
Vẫn tự đi lại, từ giường xuống đất mà chẳng cần phải vịn tay như người già" - ông Ngạc vui vẻ nói về bố mình.
Nhà nghiên cứu Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ". Ý kiến này được rất nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam tán thành.
Theo lương y Nguyễn Huy, Hội Đông y Việt Nam cho biết, những món ăn làm từ gạo nếp có công dụng tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người ưa thích.
Đồ nếp có lượng calo rất cao. Và hơn nữa, gạo nếp là nguồn nguyên liệu sạch nên đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, tinh bột ở gạo nếp làm tăng axit ở dịch vị nên dễ bị ợ chua. Ngoài ra đồ nếp làm gia tăng nhiệt độ cơ thể. Và chất amylopectin trong gạo nếp rất khó tiêu nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy ít dùng.
Nhưng trong trường hợp trên, cụ ông 105 tuổi nhiều năm ăn đồ nếp trường kỳ thì thật đặc biệt. Phải nói cụ là người có sức khỏe, đường tiêu hóa tốt mới có thể ăn và tiêu hóa được đồ nếp tốt vậy.
Trong trường hợp này đồ nếp vừa trở thành món ăn, vừa trở thành bài "thuốc" giúp cơ thể cụ ông đề kháng bệnh tật.
Vì đồ nếp như xôi giúp chữa các bệnh tiêu chảy, đường ruột, buồn nôn, cả rối loạn bài tiết mồ hôi và cả bệnh tiền đình rất tốt.
Như vậy, việc cụ ông 105 tuổi "nghiện" ăn đồ nếp, có thể là một cơ sở khoa học và thực tiễn lý giải cho việc cụ sống thọ và khỏe mạnh như vậy.
Rơi từ lầu 3, bé trai 5 tuổi bị hàng rào sắt đâm thấu ngực
Tạicuộc họp báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội 10 tháng của năm 2016, đềcập vấn đề hút thuốc lá tại nơi công cộng, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhậnđịnh việc bỏ thuốc lá cũng khó khăn nhưng mọi người cũng cần phải cố gắng.
"CácSở phải bố trí chỗ nào đó để người hút thuốc đừng làm ảnh hưởng đến người khác.Nguyên tắc là hạn chế tối đa việc hút thuốc lá những cũng phải linh động hài hòa", ông Phong nói.
Ngaysau đó, ông Phong đề cập vấn đề sử dụng bia rượu trong giờ nghỉ trưa tại các cơquan công sở.
"Chuyệnuống rượu bia trong giờ nghỉ trưa thì dứt khoát không, trừ khi tiếp khách nướcngoài. Còn các đồng chí muốn mời cơm mời rượugì đó thì cứ mời vào giờ chiều, giờ tối sau giờ làm việc.
Mọi người nói giờ nghỉtrưa không phải hành chính, giờ của riêng anh nhưng việc đó lại làm ảnh hưởng đếncông việc hành chính buổi chiều", Chủ tịch UBND TP nói.
Theo ôngPhong, khi uống rượu bia thì không còn làm được việc, quyết địnhnhững công việc sẽ không chuẩn.
Chủtịch TP nhắc nhở: "Từ những chuyện đó sẽ thấy tư cách của người thủ trưởng lạichẳng ra làm sao. Tôi nói cái này chỉ có lợi cho chúng ta thôi, đừng nghĩ rằngtôi khó khăn quá, nên yêu cầu mọi người quan tâm thực hiện cho tốt".
Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
Ban đầu cơ quan công an xác định, L.T.P (17 tuổi, ngụ thôn Cẩm Sơn, xã Hòa Quang Bắc, H.Phú Hòa, Phú Yên) là người cùng một nhóm nữ (đều dưới 16 tuổi) tham gia đánh hội đồng, quay clip một thiếu nữ trên núi Nhạn (P.1, TP.Tuy Hòa).
Vụ việc, trước đó ngày 1/10, V.T.Q.N đang ở nhà thì có L.T.P cùng 3 người nữ khác (chưa xác định danh tính) điều khiển 2 xe máy đến nhà N., gặp và gọi N. ra ngoài nói chuyện để giải quyết mâu thuẫn trước đây.
N. đồng ý cùng nhóm của P. lên núi Nhạn (thuộc TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) "nói chuyện".
Tại đây, cả nhóm của P. đã đánh hội đồng N., lột đồ, xé rách áo, đồng thời dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh N.
Đến sáng 2/10, trên mạng xã hội xuất hiện tài khoản Facebook có tên Nguyễn Ngọc Duyên đã đăng tải 2 clip ghi lại cảnh 3 người nữ thay phiên nhau đánh hội đồng một người nữ; liên tục dùng chân, tay đánh, cầm mũ bảo hiểm đập vào đầu, người của nạn nhân, chửi bới nhục mạ.
Cả 3 vừa đánh nạn nhân, vừa cười rất khoái chí.
Sau đó, L.T.P đã đăng tải clip đánh hội đồng lên Facebook nên N. đã đến Công an P.1 trình báo vụ việc. Hiện Công an TP.Tuy Hòa đang triệu tập những người liên quan trong vụ việc để xác minh, làm rõ.
Hà Nội: Bàng hoàng phát hiện vật thể nghi là mìn trước cửa nhà
Chiều 4/10, ông Lê Ngọc Minh - Cục trưởng Cục quản lý đường bộ II cho biết, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa ban hành quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng trong thời gian 90 ngày đối với ông Võ Văn Tự (50 tuổi) là TTGT thuộc Chi cục Quản lý đường bộ II.
Ngoài ra, Tổng Cục đường bộ Việt Nam cũng đã thu hồi hai thẻ công chức thanh tra chuyên ngành GTVT của hai công chức Võ Văn Tự và Hồ Văn Thiết (35 tuổi) đều là cán bộ TTGT Chi cục Quản lý giao thông đường bộ II.3.
Trước đó, vào sáng 24/8, hai TTGT Tự và Thiết làm nhiệm vụ tuần tra giao thông trên tuyến đường tránh quốc lộ 1B, thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Khoảng 11h trưa cùng ngày, Tự và Thiết phát hiện 2 xe bồn mang BKS: 38LD - 001.09 và xe 38LD: - 001.11 của Công ty CP Đầu tư khai thác Khải Hoàng (có trụ sở tại phường Kỳ Thịnh, TX.Kỳ Anh) chở vật liệu có dấu hiệu vi phạm tải trọng nên ra hiệu dừng xe để kiểm tra.
Qua kiểm tra, 2 tài xế đã không xuất trình được những giấy tờ liên quan của xe cũng như các giấy tờ chứng minh chở đúng trọng tải. Khoảng 30 phút sau, một người tên Thuận (đại diện Công ty Khải Hoàn) đã đến xuất trình một số giấy tờ liên quan của một trong hai xe trên.
Sau đó, 2 cán bộ thanh tra vẫn tiếp tục yêu cầu phía công ty xuất trình thêm giấy tờ liên quan.
Tạm thời để "gỡ khó", phía công ty đã mời Tự và Thiết đi ăn cơm. Tại đây, Tự và Thiết đã thông báo việc 2 xe bồn trên vi phạm 3 lỗi với mức phạt 75 triệu đồng.
Thấy mức phạt quá cao, người của công ty Khải Hoàn đã đặt vấn đề tạo điều kiện không xử phạt. Trong quá trình nói chuyện, Tự và Thiết cho biết sẽ không xử phạt nếu được nhận tiền "bồi dưỡng".
Khoảng 16h chiều cùng ngày, tại quốc lộ 12C (TX. Kỳ Anh), người của công ty Khải Hoàn đã đưa tiền đến cho Võ Văn Tự để nhận lại giấy tờ xe. Đúng lúc đó, Phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh phối hợp với Công an TX.Kỳ Anh đã ập tới bắt quả tang.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong cặp của Tự có một phong bì có dòng chữ "Công ty Khải Hoàn" đựng 5 triệu đồng.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Kỳ Anh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Võ Văn Tự và Hồ Văn Thiết về hành vi "nhận hối lộ" đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lãnh với cả hai.
"Hiện chúng tôi đang chờ thông báo kết quả điều tra của công an để có hình thức kỷ luật, xử lý.
Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm, đảm bảo tính răn đe đối với các cán bộ công chức, thanh tra làm sai luật", ông Minh khẳng định.
"Việc đổi mới thi của Bộ GD&ĐT không ảnh hưởng đến dạy và học"
Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên một người đàn ông khoảng 30 tuổi (chưa rõ danh tính) đi bộ trên đường ray xe lửa đoạn Km 1693+650. Cùng lúc này tàu hỏa SPT1 chạy hướng Phan Thiết đi Sài Gòn cũng lưu thông đến khu vực trên.
Do không kịp xử lý nên người đàn ông đã bị tàu cán, kéo lê 100 mét. Tại hiện trường ghi nhận thi thể nạn nhân không còn nguyên vẹn.
Theo một người dân đứng gần đó kể lại: "Anh ta như đang tìm kiếm vật gì đó và khi tàu đến bóp còi mọi người có kêu anh ta chạy đi nhưng không kịp".
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường để xác minh làm rõ vụ việc.
Thi thể nạn nhân sau đó được đưa về nhà xác bệnh viện Đồng Nai để tiến hành khám nghiệm tử thi, đồng thời chờ người nhà đến nhận.
Hai thanh tra giao thông bị bắt quả tang khi "làm luật" xe bồn
Chiều tối nay (4/10), tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016, các phóng viên đã đặt câu hỏi: "Cơ quan chức năng đã khởi tố ông Trịnh Xuân Thanh, dư luận đặt câu hỏi có hay không sự tiếp tay khi có thông tin ông này bị khởi tố, trách nhiệm của Bộ Công an như thế nào?".
Về câu hỏi này, người Phát ngôn Chính phủ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá đây là vụ việc được dư luận, cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước quan tâm.
"Chúng ta phải thấy rằng sự quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng toàn dân, sự quyết tâm cao của người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị", ông Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay việc chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh đã được Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc.
Ông Mai Tiến Dũng khẳng định: "Đối với các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền, chắc chắn không có hiện tượng bao che, dung túng tội phạm, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh chạy trốn. Việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn là ngoài ý muốn".
"Mùa đóng góp hãi hùng" ở Thanh Hoá: Kỷ luật hàng loạt cán bộ xã Trường Sơn
Chiều 4/10, Đại uý Lê Đăng Khoa (Tổ trưởng tổ tuần tra kiểm soát Cảnh sát giao thông Công an TP. Vinh, Nghệ An) đã tiến hành trao trả chiếc xe máy cho một nạn nhân bị mất trộm trước đó 3 năm.
Cụ thể, vào ngày 2/10 vừa qua, khi đang tuần tra kiểm soát trên đường Lê Mao (TP. Vinh), tổ công tác cảnh sát giao thông TP. Vinh đã phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy hiệu Sirius mang BKS: 37N8-7353 không đội mũ bảo hiểm nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Đại uý Lê Đăng Khoa trao trả xe máy cho anh Cường sau 3 năm mất trộm.
Tại đây, cảnh sát đã yêu cầu xuất trình giấy tờ xe nhưng đối tượng này liền để xe lại và bỏ đi mất. Dù cảnh sát đã yêu cầu nam thanh niên quay lại làm việc nhưng không được.
Tiến hành kiểm tra kỹ biển số xe, cảnh sát phát hiện đây là biển số giả. Khi tra số khung, số máy xe, lực lượng chức năng xác định biển số thật của là 37N1-4244 của anh Hoàng Đăng Cường (SN 1985; trú xã Nam Cát, Nam Đàn, Nghệ An).
Liên hệ với anh Cường, người đàn ông này cho hay chiếc xe này chính là của mình và bị mất hơn 3 năm trước. Sau đó, anh Cường đã được hướng dẫn làm thủ tục để đến nhận xe.
Công an tháo biển số giả do kẻ gian lắp vào chiếc xe trộm cắp.
Anh Cường nhớ lại, ngày 25/9/2013 do đang làm nhà nên anh dựng xe ngoài cổng. Dù đã khoá cổ cẩn thận và có các thợ làm việc xung quanh nhưng kẻ gian vẫn bẻ khoá và lấy trộm xe. Ngay sau đó anh Cường đã báo lên công an xã để tìm kiếm nhưng không được.
Nghĩ sẽ không có cơ hội tìm lại chiếc xe này nữa nên anh Cường đã mua thêm 1 chiếc xe mới để làm phương tiện đi làm.
Đến ngày 3/9/2015, anh Cường dựng xe trong nhà xe của trường mầm non Phượng Hoàng (TP. Vinh, Nghệ An) để làm việc. Dù khoá cổ xe nhưng một lần nữa anh Cường lại bị kẻ gian phá khoá lấy xe.
Anh Cường vui sướng khi nhận lại chiếc xe máy mất 3 năm trước.
"Lần sau đó tôi bị mất toàn bộ giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và hơn 2 triệu đồng. Đồ đạc bỏ trong đó mất hết.
Chiếc xe cũ chưa tìm được thì xe mới lại mất đang không biết làm thế nào thì may mắn được các anh cảnh sát giao thông báo về tìm thấy chiếc xe trước đó của tôi bị mất.
Gia đình tôi cảm ơn các anh cảnh sát nhiều lắm, nếu không tôi lại phải đi vay mượn mua thêm chiếc xe khác nữa mà không biết ra sao nữa", anh Cường chia sẻ.
Hai thanh tra giao thông bị bắt quả tang khi "làm luật" xe bồn
Theo thông báo của Công ty nước sạch Hà Nội gửi một số đơn vị vào ngày 3/10 do Phó Tổng giám đốc Trần Quốc Hùng ký cho biết: Vào lúc 21 giờ ngày 2/10, đường ống dẫn nước sạch sông Đà cung cấp cho công ty đã gặp sự cố.
Do sự cố này nên công ty nước sạch Hà Nội phải giảm lưu lượng cấp nước cho khu vực Bắc sông Hồng trong phạm vi của nhà máy nước Bắc Thăng Long thời gian từ ngày 3 - 6/10.
Trong thời gian trên, Công ty nước sạch Hà Nội sẽ giảm cung cấp nước cho khu vực Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Công ty nước sạch số 2, các xã Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội).
Đây là lần thứ 20 đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố kể từ khi chính thức đưa vào hoạt động.
Lần gần đây nhất là gần 20 giờ tối 14/9, nhân viên công ty trong quá trình kiểm tra đường ống để duy tu bảo dưỡng định kỳ phát hiện ra điểm nước rò rỉ và phun lên mặt đất ở đoạn qua Km21+600 đại lộ Thăng Long.
Để giải bài toán thiếu nước do vỡ đường ống, tháng 10/2015 Hà Nội đã khởi công dự án cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn 2, nâng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm.
Vật liệu của tuyến ống nước số 2 được làm bằng gang dẻo. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 dự án gần 5.000 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho đoạn tuyến 21 km làm trước khoảng 1.200 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành thi công 21 km tuyến ống số 2 trong năm 2016.
"Không có việc bao che, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh chạy trốn"
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Võ Trọng Việt nhấn mạnh: Tôi đánh giá cao báo cáo của Chính phủ. Thực ra, từ việc nhỏ nhất đến lớn nhất, người dân đều mong muốn được giải quyết nhanh, gọn và hiệu quả.
Chia sẻ với anh, em cán bộ tiếp dân ngồi đây phải chai mặt vì bị chửi. Nên trước hết là chai mặt, thứ hai là bình tĩnh, sáng suốt, nhẹ nhàng, mềm mỏng.
Có nhiều người không thể kiềm chế được nên nổi nóng. Việc đụng chạm đến quyền, lợi ích của người dân mà mình phải xử lý theo luật pháp.
Ông Việt nói: Tôi thấy nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương trong lĩnh vực này chuyển biến khá tốt.
Tôi nhớ cách đây mấy năm, xảy ra lộn xộn vụ này vụ kia tinh thần trách nhiệm chưa cao, nhưng từ 1,2 năm nay, cộng với các lĩnh vực khác chấn chỉnh thì lãnh đạo, cán bộ từ trung ương đến địa phương nhận thức, trách nhiệm chuyển biến.
Thứ hai, lòng tin của người dân đối với các cơ quan công quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) tốt hơn. Mình phải đánh giá tổng thế như thế này. Cũng phải cảm ơn báo chí đã đưa lại lòng tin cho người dân.
Thứ 3, có cái làm chuyển biến được như đất đai, đề bù, áp giá, có giai đoạn rộ lên vấn đề này, rất nóng thì giờ giảm dần. Thứ 4, lĩnh vực này góp phần ổn định tình hình đất nước, cái này lớn quá chứ.
Ông Việt cũng nhấn mạnh: Tôi chia sẻ đối với anh em làm lĩnh vực này là rất áp lực. Trong báo cáo tôi thấy nêu chưa rõ tỷ lệ có bao nhiêu phần trăm các vụ KN, TC không đúng.
"Có vụ cứ giao cho ai, là kiện người đó với mục đích làm rối loạn đất nước, rối loạn tình hình thì cái này phải trị. Thanh tra phải rút ra để kiến nghị với cơ quan chức năng để xử lý. Và đã có vụ đã xử rồi.
Tỷ lệ này là bao nhiêu phần trăm để khi báo cáo ra QH, QH có chia sẻ với cán bộ tiếp dân" – ông Việt nói.
Ông Việt lưu ý: Cho nên những cơ quan này khi chọn cán bộ thì trước hết phải chai mặt, dũng cảm. Tôi cũng rất chia sẻ chuyện rất thực tế mà rất nguy hiểm đó là sự can thiệp, chỉ đạo, nhận định của quan chức.
Có những vụ việc rất đơn giản, anh em giải quyết đúng tinh thần, thì lại có điện thoại. Tôi chứng kiến, rất chia sẻ với anh em làm nghề này.
Can thiệt chỉ đạo làm méo mó sự việc. Có khi một sự việc 3 trường phái chỉ đạo, nghe ông này, mất ông kia. Tôi cũng từng làm KN,TC rồi nên rất chia sẻ.
"Rồi áp lực công việc. Dư luận báo chí, dư luận công dân, dư luận ĐBQH. Có nhiều người nói với tôi khiếp ĐBQH. Nhưng ĐBQH từ dân mà ra, đi tiếp xúc cử tri thì chắt lọc lại chất vấn.
Nhưng tôi nghĩ thế này, chính bản thân chúng ta phải cảm ơn nhân dân, cảm ơn QH vì có nói như thế mình mới trưởng thành được. Tôi đề nghị, khi chất vấn thì không có vùng cấm" – ông Việt nói.
Ông Việt đề nghị: Việc lựa chọn cán bộ tiếp dân, giải quyết KN,TC phải có kiến thức, không có kiến thức thì giải quyết không tốt.
Tôi đã chứng kiến cán bộ không có kiến thức nói đúng thành sai, nói đơn giản thành phức tạp, nguy hiểm nhất là đổ lỗi. Thứ hai là trách nhiệm. Dù chia sẻ nhưng trách nhiệm của đội quân này cần phải chấn chỉnh.
Lúc 15h30 ngày 4/10, tại ngã 3 Nguyễn Văn Linh - Cầu Rào 2, quận Lê Chân, TP Hải Phòng đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 2 anh em ruột tử vong tại chỗ.
Theo đó, vào khoảng thời gian trên, xe container mang BKS 15C-15118 do tài xế Nguyễn Duy Tuân (SN 1987, huyện An Lão, Hải Phòng) kéo theo rơ móoc 15R-08050 chạy với tốc độ cao trên đường Nguyễn Văn Linh.
Khi rẽ phải để đi theo hướng Cầu Rào 2 đã va vào xe máy mang BKS 16R-0605 chở 2 người đàn ông đi cùng chiều.
Cú va chạm làm 2 người trên xe máy ngã xuống đường và bị các bánh sau của xe container chèn qua, tử vong tại chỗ.
Hai nạn nhân được xác định là hai anh em ruột gồm ông Nguyễn Bá Bỉnh (61 tuổi) và ông Nguyễn Bá Bình (59 tuổi), đều trú xóm 2, khu Nam Pháp 2, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Lái xe đầu kéo gây tai nạn là Nguyễn Quang Tuân (29 tuổi ở xã An Thọ, huyện An Lão, TP Hải Phòng). Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lái xe đã rời hiện trường và đến cơ quan công an trình báo.
Tại hiện trường, thi thể của 2 ạn nhân bị biến dạng. Sau đó, thi thể của 2 nạn nhân được cơ quan chức năng đưa về Bệnh viện hữu nghị Việt-Tiệp (Hải Phòng).
Nhận được thông tin, lực lượng CSGT quận Lê Chân và đội CSGT số 1 Công an TP Hải Phòng đã có mặt tại hiện trường, đảm bảo giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào giờ cao điểm nên đã xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài qua khu vực.
"Không có việc bao che, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh chạy trốn"
Liên quan đến vụ việc một học sinh tại Sóc Trăng được duyệt lên lớp 6 nhưng lại bị trả về lớp 1 với lý do không biết đọc, biết viết đang khiến dư luận xôn xao những ngày qua. PV báo Infonet có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.
Thưa PGS.TS, vừa qua báo chí đưa tin sự việc một học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng bị trả về lớp 1 do không biết đọc, biết viết. Nhiều người cho rằng, sự việc này cho thấy bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn nặng nề. PGS.TS suy nghĩ thế nào về điều này?
PGS. TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Câu chuyện một học sinh học bậc THCS mà không biết đọc, biết viết xưa nay không phải quá hiếm và chuyện một học sinh lớp 6 tên Lâm Sơn Vũ không biết đọc, biết viết cũng thế.
Dư luận xôn xao về câu chuyện của cháu Vũ bởi vì, trường hợp của cháu bị phát hiện và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Còn rất nhiều trường hợp khác nữa nhưng chỉ có điều, nó vẫn đang ẩn nấp đâu đó và được che đậy một cách kỹ càng.
Khi tôi còn công tác tại Bộ GD&ĐT, có thời gian tôi lên Tuyên Quang khảo sát về tình hình học tập của học sinh dân tộc nội trú. Khi trò chuyện cùng giáo viên tôi còn được biết có học sinh lên tới lớp 9 mà vẫn chưa biết đọc, biết viết.
Nguyên nhân bởi vì thời gian đó Bộ GD&ĐT có quy định “hơi vô lý” là những giáo viên nào tình nguyện lên miền núi dạy học, sau 3 năm không có học sinh nào ở lại lớp sẽ được quay trở về dạy tại đồng bằng. Đó chính là một trong số những lý do khiến học sinh lớp 9 không biết đọc, biết viết.
Quay trở lại câu chuyện học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng bị trả về lớp 1 vì không biết viết cho thấy cho đến hôm nay bệnh thành tích vẫn còn in đậm trong tâm trí những người làm giáo dục mặc dù nó đã được quán triệt từ rất lâu.
Trả lời báo chí về việc học sinh học hết cấp tiểu học mà không biết đọc, cô hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Đạo Thành cho hay: “Đó là do tôi quá tin tưởng vào giáo viên”. PGS.TS thấy đây là câu trả lời thế nào?
Là một hiệu trưởng, làm công tác quản lý, bản thân cô này phải quán xuyến hết mọi việc trong trường. Vậy mà khi xảy ra sự việc học sinh của mình học hết lớp 5 không biết đọc, biết viết hiệu trưởng lại nói theo kiểu “trốn tránh trách nhiệm” thì thật không xứng làm hiệu trưởng.
Câu trả lời của cô hiệu trưởng là một câu trả lời vô trách nhiệm, không thể chấp nhận, nhất là khi cô giữ cương vị cao nhất trong một cơ sở giáo dục. Bản thân mẹ của học sinh Lâm Sơn Vũ cũng đã nói, khi con học lớp 4, phát hiện ra con không biết viết đã xin giáo viên cho con ở lại lớp.
Vậy mà, vì những lợi ích trước mắt, giáo viên vẫn nói với mẹ Vũ rằng em đủ điểm lên lớp, chỉ phụ đạo thêm cho em là ổn. Nếu giáo viên cương quyết cho em ở lại lớp và phụ đạo cho em từ khi em học lớp 2 thì có lẽ không đến nỗi lãng phí bao thời gian và tiền bạc của gia đình học sinh.
Bởi lẽ, chẳng có đứa trẻ nào lại chậm chạp tới mức học mãi, học mãi mà không đọc nổi tên mình. Thử hỏi, nếu ngay từ lớp 1, thấy con không viết nổi chữ, giáo viên cương quyết cho ở lại lớp thì giờ không tới mức lên lớp 6 bị trả về lớp 1 rồi hai mẹ con học sinh ôm nhau khóc.
Ngay từ lớp 3, lớp 4 đã có bài tập viết đoạn văn rồi viết bài văn. Không hiểu một học sinh chưa đọc được và chưa viết được thì vượt qua những bài kiểm tra này bằng cách nào đây?
Sự việc đến nông nỗi này, bản thân giáo viên trường Tiểu học Lý Đạo Thành phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Những giáo viên biết học sinh không biết viết chữ mà vẫn cho lên lớp không xứng đáng đứng trên bục giảng.
Thực tế, xung quanh câu chuyện, xin ở lại lớp mà không được đằng sau đó còn là câu chuyện về bệnh thành tích – một căn bệnh được quán triệt đã lâu nhưng chưa có hồi kết.
Tôi mong rằng, sau sự việc này, các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý cần phải sát sao hơn với công tác thanh tra, kiểm tra. Không thể để một học sinh lớp 6 mà không biết đọc được. Nó sẽ tạo ra sự lãng phí rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín ngành giáo dục.
Xin cảm ơn PGS.TS về cuộc trò chuyện!
Trước đó báo chí đã đưa tin trường Trung học cơ sở Lê Vĩnh Hòa cũng đã trả lại 2 học sinh lớp 6 về Trường Tiểu học Lý Đạo Thành (Sóc Trăng) vì lý do học quá yếu. Trong đó có em Lâm Sơn Vũ lên lớp 6 mà không biết đọc, biết viết.
Hành trình đi của chiếc taxi nổ như bom làm 2 người chết